Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thế nào?

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thế nào?

23/11/2021


Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng thường xuyên được sử dụng hiện nay. Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc công chứng hay không? Thủ tục công chứng được thực hiện như thế nào?

  Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng thường xuyên được sử dụng hiện nay. Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc công chứng hay không? Thủ tục công chứng được thực hiện như thế nào?

 Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thế nào?
Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thế nào?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

1.1 Khái niệm hợp đồng ủy quyền

1.2 Thời hạn hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

2. Có bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền hay không?

3. Hồ sơ và thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

3.2 Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

4. Dịch vụ công chứng hợp đồng ủy quyền

  Hợp đồng ủy quyền là một trong những loại hợp đồng rất hay được sử dụng trong các quan hệ hằng ngày. Vậy hợp đồng ủy quyền là gì? Loại hợp đồng này có bắt buộc công chứng hay không? Hồ sơ và thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

1.1 Khái niệm hợp đồng ủy quyền  

  • Hợp đồng ủy quyền là gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu hợp đồng ủy quyền là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
  • Có thể hiểu ủy quyền là việc A ủy quyền cho B thực hiện một công việc nhất định nhân danh A. Sau khi hoàn tất công việc được giao, tùy theo thỏa thuận của các bên B có thể nhận một khoản tiền thù lao nhất định từ A hoặc B không nhận tiền thù lao, công việc đơn thuần là giúp đỡ bên A. Hợp đồng ủy quyền là thuộc loại hợp đồng song vụ. A có quyền yêu cầu B thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và A có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của A đã ủy quyền cho B.
  • Một số ví dụ về hợp đồng ủy quyền có thể kể đến như: Hợp đồng ủy quyền đại diện tham gia tố tụng, Hợp đồng ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Hợp đồng ủy quyền làm giấy tờ nhà đất...

1.2 Thời hạn hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập hợp đồng ủy quyền.
  • Nghĩa là, các bên hoàn toàn có thể lựa chọn mốc thời gian cụ thể để làm thời hạn ủy quyền. Trường hợp các bên không thống nhất được mốc thời hạn hoặc không quy định cụ thể trong hợp đồng ủy quyền thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là 01 năm, kể từ ngày các bên xác lập giao dịch ủy quyền.

2. Có bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền hay không?

  • Căn cứ theo khái niệm hợp đồng ủy quyền đã được trình bày ở phần 1.1, và Điều 55 Luật công chứng 2014 thì không có quy định nào bắt buộc phải thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền. Vậy đa số các hợp đồng ủy quyền sẽ có giá trị về mặt pháp lý khi đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể, nội dung hợp đồng theo quy định pháp luật.
  • Tuy nhiên, việc quy định về hợp đồng ủy quyền là quy định chung tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật công chứng 2014, trường hợp luật chuyên ngành có quy định bắt buộc thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền thì các bên vẫn phải tiến hành theo quy định của pháp luật. Ví dụ trong các trường hợp như: Căn cứ theo khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và gia định 2014 thì vợ chồng ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng… Vậy trong trường hợp này nếu các bên không công chứng hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý.
  • Tóm lại, không phải mọi trường hợp đều bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền. Nhưng để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền luôn đạt giá trị cao nhất, bảo đảm cho quan hệ các bên khi tham gia giao dịch, đặc biệt là các hợp đồng ủy quyền có thù lao sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận ủy quyền khi có tranh chấp xảy ra hoặc có phạm vi công việc rõ ràng thì việc bên nhận ủy quyền nhân danh bên ủy quyền để thực hiện một công việc nhất định nào đó có thể xảy ra tình trạng vượt quá mức độ cho phép của hợp đồng ủy quyền và gây thiệt hại cho bên ủy quyền. Vì vậy để đảm bảo an toàn pháp lý cho bản thân thì việc công chứng hợp đồng ủy quyền là cần thiết và cần được xem xét trong các trường hợp pháp luật không bắt buộc công chứng.
  • Đến với dịch vụ công chứng hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng, quý khách sẽ được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi nhất.

3. Hồ sơ và thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ sau đây để tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền:
  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);
  • Dự thảo Hợp đồng ủy quyền (có thể tự soạn hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn);
  • Bản chính giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác của các bên có yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền;
  • Bản chính giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên(giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng độc thân);
  • Sổ hộ khẩu của các bên;
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng liên quan đến công việc được ủy quyền.
  • Khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng, qúy khách hàng sẽ được Công chứng viên tư vấn và hướng dẫn tận tình về hồ sơ pháp lý để thực hiện thủ tục công chứng.

3.2 Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

    Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
    • Các bên yêu cầu công chứng tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên và nộp hồ sơ tại tổ chức có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
    • Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ các bên yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.
  • Bước 3: Soạn thảo hợp đồng ủy quyền
    • Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo hợp đồng thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản.Trường hợp trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
    • Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng.
  • Bước 4: Ký tên
    • Các bên yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho các bên cùng nghe theo đề nghị của các bên yêu cầu công chứng.
    • Các bên yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở mục trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của hợp đồng theo quy định của pháp luật.
  • Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả
    • Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là hợp đồng ủy quyền đã được công chứng theo giấy hẹn.
    • Khi tiến hành dịch vụ công chứng hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng, quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm, và chuyên môn. Trường hợp quý khách không thể trực tiếp đến thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ ký ngoài trụ sở để đảm bảo thuận tiện nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn phí 1800 63 65 khi quý khách có nhu cầu thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

4. Dịch vụ công chứng hợp đồng ủy quyền

  • Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng được thành lập theo quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã đi vào hoạt động theo Giấy phép Đăng ký hoạt động số 41.02.0050/TP-CC-ĐKHĐ ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng, tận tình phục vụ sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ công chứng tại văn phòng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 63 65 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.